Nếu bạn là người sẽ chịu trách nhiệm đặt may áo thun đồng phục cho công ty mà vẫn chưa biết đâu là các loại vải tốt? đâu là một loại vải may áo thun thích hợp với môi trường sống và làm việc. Thì bài viết này là dành cho bạn đấy! Hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại vải thun may đồng phục công ty nhé!!!
I. Tại sao lại lựa chọn vải may áo thun đồng phục?
Các loại áo đồng phục công ty được may từ vải thun mang đến cảm giác thoải mái và thoáng mát dành cho người sử dụng. Những chiếc áo thun đồng phục có màu sắc sặc sỡ mang đến một nguồn năng lượng cực kì dồi dào cho công ty. Ngoài ra, Áo thun còn mang đến sự trẻ trung, năng động và kích thích sự sáng tạo.
Vải thun được chia làm rất nhiều loại khác nhau, các loại có mục đích sử dụng và ưu nhược điểm khác nhau. Ở môi trường công sở vải thun đang trở nên thịnh hành và vươn lên tiệm cận vị trí dẫn đầu trong các loại đồng phục ở công ty.
II. Phân loại vải may áo thun đồng phục công ty
Có rất nhiều cách để phân loại vải may áo thun, sau đây là một số cách cơ bản phân loại vải thun một cách dễ dàng.
1. Dựa vào độ co giãn của vải may áo thun
Độ co dãn là một trong những yếu tố quan trọng để bạn lựa chọn khi đặt may đồng phục công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái và tinh thần làm việc. Dựa vào độ co giãn, ta có thể dễ dàng chia vải thun làm hai loại chính
a. Vải thun co giãn 4 chiều
Vải thun 4 chiều có tính co dãn cực kì cao, bạn có thể dễ dàng kèo dãn loại vải này theo các chiều khác nhau mà khi thả ra nó vẫn trở về lại vị trí sau ban đầu. Cũng chính vì thế, giá thành của loại vải khá cao.

b. Vải thun co giãn 2 chiều
Có tính chất khá giống với vải thun co dãn 4 chiều, khác nhau là vải thun co dãn 2 chiều chỉ có thể co dãn theo chiều ngang hoặc là chiều dọc.

2. Dựa vảo tỉ lệ Sợi PE và sợi Cotton của vải may áo thun
Người ta có thể dễ dàng thay đổi tỉ lệ giữa hai loại sợi này để cho ra một loại vải may áo thun phù hợp với mục đích và môi trường sử dụng. Có 4 loại cơ bản sau đây
a. Vải thun 100% PE
Loại vải này được dệt hoàn toàn từ sợi tổng hợp Polyester.
Ưu điểm:
- Có form áo cứng cáp
- Độ bền cao
- Màu sáng, giữ màu tốt
- Giá thành thấp
Nhược điểm
- Không thấm hút mồ hôi
- Nóng khi mặc
- Ít co dãn nên không thoải mái
b. Vải thun 35/65
Loại vải này được dệt với tỉ lệ 65% sợi tổng hợp Polyester và 35% sợi tự nhiên Cotton
Ưu điểm
- Vải ít nhăn, có form cứng cáp
- Độ bền cao, không dãn quá nhiều
- Gái thành thấp
Nhược điểm
- Có khả năng hút mồ hôi nhưng không đáng kể
- Kém bền khi phơi dưới ánh sáng trực tiếp, và nhiệt độ quá cao
c. Vải thun 65/35
Loại vải này có tỉ lệ sợi là 35% sợi tổng hợp và 65% sợi cotton
Ưu điểm
- Có độ thấm hút khá tốt
- Form vải đứng, ít nhăn khi giặc
- Giá thấp hơn vải 100% cotton
- Tương đối thoải mái khi mặc
Nhược điểm
- Có giá thành cao hơn so với vải 100% PE và vải thun 35/65.
- Độ thoải mái không cao
Đây là loại vải được nhiều công ty lựa chọn để may áo thun cao cấp cho công ty.
d. Vải thun 100% Cotton
Loại vải này được dệt hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên.
Ưu điểm
- Khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời
- Thoải mái và mát mẻ khi mặc
- Bề mặt vải mềm mại và an toàn cho da
- Là loại vải có chất lượng cao
Nhược điểm
- Vì có rất nhiều ưu điểm nên giá thành của loại vải này cũng rất cao.
- Form vải không cứng cáp, dễ nhăn và dễ xù lông khi giặc.
3. Vải may áo thun được chia theo kiểu dệt
Các kiểu dệt vải khác nhau sẽ cho ra các loại vải may áo thun khác nhau phù hợp với loại các sản phẩm. Sau đây là 3 loại cơ bản nhất mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt
a. Vải thun trơn
Khi dệt vải theo một chiều thì ta sẽ được vải thun trơn. Đây là loại vải phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường Việt Vam. Đối với những sản phẩm may từ loại vải này, chúng ta có thể dễ dàng mặc và phôi đồ theo sở thích.
b. Vải thun lạnh
Thun lạnh là loại vải thường được sử dụng để may quần áo thể thao. Thun lạnh có bề mặt láng, mịn và không xù lông. Khi mặc vào vải cho cảm giác mát lạnh, thoải mái và dễ vận động
c. Vải may áo polo
Nhìn vào loại vải này ta có thể dễ dàng biết được, do có bề mặt sần sùi và mắt dệt lớn đan vào nhau như dây xích. Được chia làm hai loại
Vải thun cá sấu có mắt xích nhỏ hơn và bề mặt mịn hơn. Có giá thành cao hơn thun cá mập.

Vải thun cá mập có mắt xích to và bề mặt không mịn màng, chất vải thô nhám, ít co dãn.

Ngoài ra còn có hai loại vải may áo thun khác thường thấy
d. Vải thun mè
Đây là một loại vải có đặc điểm khá giống thun lạnh, nhưng bề mặt có các lõm như hạt mè. Hai mặt của thun mè khác nhau một bên lõm và một bên phẳng. Thun mè cũng có hai loại là thun mè hai chiều và thun mè bốn chiều

e. Vải thun da cá
Là một loại thun khá đặc biệt, mặt ngoài thì nhẵn mịn nhưng mặt trong lại có hìn vảy cá. Các sợi vải được đan chéo với nhau, nên vải có độ thoáng mát và rất thoải mái khi mặc. Đây là một loại vải khá ít được sử dụng nhưng được đánh giá khá cao về chất lượng.
f. Vải thun cát
Có thành phần từ 92% là polyester và 8% là Spandex. Loại vải này hầu như không xù lông, chất vải dày dặn. Loại vải này thích hợp để may váy đầm hoặc đồ bộ cho phái đẹp.
III. Cách bảo quản các sản phẩm đồng phục từ vải thun
Các bạn muốn tăng thời gian sử dụng thì chúng ta phải biết cách bảo quản quần áo , hầu hết những cách này đều giống nhau. Sau đây là những các bảo quản chung:
1. Giặt quần áo bằng tay
Hiện nay, với việc giặc ủi đang tràn lan thì giặc tay không còn là phương pháp ưu tiên nữa. Nhưng giặt tay luôn là một phương pháp giữ gìn sản phẩm may mặc hàng đầu, tuy tốn thời gian nhưng nó sẽ giúp cho tuổi thọ của quần áo tăng lên đáng kể.
2. Tránh để vết bẩn bám quá lâu trên quần áo
Hãy cố gắng loại bỏ các vết bẩn một cách nhanh chóng, tránh trường hợp vết bẩn bám quá chặt vào vải. Lúc này việc vệ làm sạch sẽ trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng của quàn áo.
3. Lựa chọn nước giặt thông minh
Nên chọn những loại nước giặc có thành phần chất tẩy rửa ít và hãy ngâm khoản 15’ trước khi giặc. Điều này sẽ giúp cho quần áo ít bị ăn mòn và giữ được màu sắc lâu hơn.
4. Lộn trái bề mặt khi giặc và phơi
Việc lộn trái bề mặt sản phẩm khi giặc và phơi sẽ giúp tránh được ánh nắng mặt trời trực tiếp giúp cho màu sắc cũng như các họa tiết in trên quần áo bền hơn.
5. Điều chỉnh nhiệt độ khi ủi
Sử dụng nhiệt độ quá cao để ủi quần áo từ vải thun là một ý tưởng tồi. Vải thun chịu nhiệt độ rất kém, nên dễ dàng co rút hoặc tệ hơn là cháy.
Trên đây là những chia sẻ của Đồng phục Năng động về các loại vải may áo thun đồng phục. Bạn nên đọc kĩ và nắm được những cách bảo quản quần áo để trang phục của mình được bền đẹp và kéo dài thời gian sử dụng nhé! Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn những có được kiến thức hay và đầy đủ về chất liệu này.
>>> Các bài viết liên quan